Các loại bề mặt phủ Gỗ công nghiệp
Trên thị trường hiện nay có những loại vật liệu bề mặt phủ nào? Có những ưu nhược điểm gì ? Cấu tạo ra làm sao ? Ứng dụng các vật liệu này vào thiết kế nội thất như thế nào ? Là vấn đề được mọi người quan tâm rất nhiều khi mua sắm nội thất trang trí cho ngôi nhà của mình. Bài viết này, Seiko giải đáp những vấn đề về chất liệu bề mặt phủ lên cốt gỗ công nghiệp mà mọi người cùng quan tâm.
1.Melamine
Melamine là bề mặt gỗ giả ( nhân tạo) là vật liệu dùng để trang trí trên bề mặt gỗ công nghiệp, chúng được tạo ra nhờ hoạt chất kết dính tạo bề mặt gồm 3 yếu tố chính là lớp giấy nền , lớp phim tạo vân giả gỗ và lớp ngoài cùng là lớp bảo vệ. Quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao chúng được kết hợp chặt chẽ với nhau bằng keo Melamine.
Ngày nay Melamine được phủ trên hầu hết các loại ván gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF,..được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực thiết kế nội thất.
Ưu và nhược điểm của bề mặt Melamine
Ưu điểm
- Đa dạng về màu sắc – đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
- Tính ứng dụng cao trong thiết kế nội thất
- Giá thành rẻ
- Khả nằng chống trầy xước , chống chác và chống thấm tốt
- Bền màu theo thời gian
- Đảm bảo cốt gỗ không bị phá hủy bởi mối mọt, các chất tẩy rửa lau chùi.
- Thân thiện với môi trường.
- An toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
Nhược điểm
- Độ mềm dẻo, uốn cong của Melamine vô cùng thấp
- Phải ép dán trực tiếp lên cốt gỗ mới sử dụng được
Ứng dụng của Melamine trong thiết kế nội thất.
Ngày nay, con người ngày càng hướng đến những vật liệu tự nhiên và thân thiện với môi trường. Trong khi đó gỗ và đá không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Melamine xuất hiện với khả năng mô phỏng giả đá, vân gỗ làm thỏa mãn nhu cầu thị giác của người tiêu dùng. Vì thế các sản phẩm gỗ dán Melamine đang dần chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ nội thất.
Melamine được sử dụng rộng rãi để trang trí bề mặt cho nội thất như vách trang trí, tủ bếp, giường ngủ, tủ quần áo,…
2.Bề mặt phủ Laminate
Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp, khi sờ tay vào có cảm giác giống như nhựa thật. Độ dày của Laminate là 0,5 – 1mm, thông thường thì sử dụng Laminate có độ dày 0,7mm hoặc 0,8mm. Laminate phủ được lên cốt gỗ MFC, MDF,HDF,. Nhưng thông dụng nhất là cốt gỗ MDF lõi xanh chịu ẩm.
Laminate được sử dụng kha rộng rãi trong việc trang trí bề mặt cho nội thất như tủ bếp, giường ngủ, Bàn làm việc, vách ốp, kệ tivi,..
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao.
- Màu sắc đa dạng từ màu trơn đến màu vân gỗ, đặc biệt màu vân gỗ có nhiều mã sờ vào cảm giác được độ sần của từng đường vân giống như vân gỗ thật.
- KHả năng chịu lực cao, chống trầy xước , mối mọt tốt.
- Dẻo dai, có thể uốn cong để tạo hình cho nhiều sản phẩm nội thất như quầy, bar,..
- Dễ dàng vệ sinh làm sạch
- Thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Nhược điểm
- Giá thành khá cao
- Có thể bị bong tróc phồng rộp, kkhe dán không đẹp nếu kỹ thuật xử lý không tốt.
Cấu tạo của Laminate
- Lớp màng bảo vệ bên ngoài
- Lớp nền ( lớp Film tạo màu trơn hoặc vân gỗ)
- Lớp cốt gỗ
Các lớp này được liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo đặc chủng trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao tạo nên tấm Laminate.
Kích thước của tấm Laminate là 1220mm × 2440mm ( kích thước này bằng với kích thước của tấm ván gỗ công nghiệp), có độ dày là 0.5mm – 1mm.
3.Bề mặt phủ Acrylic
Vật liệu Acrylic có tên khoa học là Poly methacrylate, ở Việt Nam được biết với cái tên là nhựa Mica. Tấm Acrylic rất được ưa chuộng nhờ bề mặt sáng bóng và phẳng mịn, có tính thẩm mỹ cao, màu sắc phong phú và chịu lực tốt.
Ưu điểm và nhược điểm của Acrylic
Ưu điểm
- Đa dạng về màu sắc mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn.
- Bề mặt phẳng mịn giúp việc vệ sinh dễ dàng.
- Có độ cứng tốt nên không thấm nước, mối mọt hay cong vênh.
- Độ bền màu tốt, không dễ bị bay màu trong quá trình sử dụng.
- An toàn với sức khỏe con người.
- Thân thiện với môi trường.
Nhược điểm
- Giá thành cao
- Sản phẩm làm từ gỗ Acrylic không phù hợp với những ngôi nhà có phong cách cổ điển, tân cổ điển, Eco,..chỉ phù hợp với phong cách hiện đại.
Ứng dụng Acrylic trong thiết kế nội thất
Tấm ván gỗ công nghiệp Acryic được ứng dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nội thất. Nhờ có tính sáng bóng sang trọng, màu sắc đa dạng mà mà ván gỗ công nghiệp Acrylic được ứng dụng rộng rãi khi làm sản phẩm nội thất như tủ bếp, tủ quần áo, tủ trang trí, kệ vách trang trí,…
4.Bề mặt Veneer
Veneer được hiểu theo nghĩa đơn giản là gỗ tự nhiên được cắt thành những lạng gỗ ( thanh gỗ) mỏng để gián lên cốt gỗ công nghiệp. Những thanh gỗ này có độ dày 0.3mm – 0.6mm, rộng tùy theo loại gỗ trung bình khoảng 180mm, dài khoảng 240mm. Với đặc điểm vốn có thì Veneer dán được lên hầu hết các loại ván gỗ như MFC, MDF, HDF để tạo nên những sản phẩm chạm tay vào giống như gỗ tự nhiên.
Ưu điểm và nhược điểm của Veneer
Ưu điểm
- Giá thành hợp lý – rẻ hơn gỗ tự nhiên
- Dễ thi công
- Có thể điều chỉnh sắp xếp, ghép vân theo nhiều cách để trang trí tạo ra sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
- Thaan thiện với môi trường
Nhược điểm
- Dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi bị lựa va vào quá mạnh
- Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước.
Ứng dụng của Veneer trong thiết kế thi công nội thất
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ gỗ tự nhiên chưa bao giờ giảm mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Veneer ra đời thay thế gỗ tự nhiên như một sự thay thế hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu về sở thích các loại gỗ và thị giác người tiêu dùng.
Với những ưu điểm về tính thẩm mỹ sang trọng như gỗ tự nhiên mà sản phẩm hoàn thành thì giá lại rẻ hơn rất nhiều nên gỗ phủ bề mặt Vener được ứng dụng rất nhiều vào thiết kế thi công nội thất. Tiêu biểu như giường ngủ, tủ bếp, kệ tivi, vách trang trí, sàn nhà,…
5.Bề mặt phủ Sơn bệt và sơn PU
Bề mặt sơn PU
Sơn PU là loại sơn có chức năng tăng cường bảo vệ bề mặt, đánh bóng, tạo màu và bảo vệ độ tự nhiên của màu gỗ, vân gỗ một chách mịn màng và bóng đẹp nhất.
Ưu điểm:
- Độ bám dính tốt
- Độ bền và độ uốn cao
- Không bị phai màu
- Chịu được thời tiết khắc nghiệt, nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam
- Độ bóng cao
- Màu sắc tươi đẹp
Nhược điểm: Khi sơn PU lên thì phải phụ thuộc vào màu bề mặt gỗ. Không thích màu nào thì sơn màu ý như sơn bệt.
Quy trình sơn PU lên sản phẩm
Bước 1: Trà nhám và xử lý bề mặt gỗ
Dùng giấy nhám trà nhám bề mặt gỗ cho mịn, dặm vào những điểm khiếm khuyết cho bề mặt phẳng mịn đồng đều.
Bước 2: Sơn lót lần 1
Saukhi trà nhám bước 1 thì thổi sạch bụi. Sau đó dùng chổi hoặc máy phun sơn phun lên bề mặt gỗ. Mang đi phơi cho khô.
Bước 3: Sơn lót lần 2
Gỗ phơi đã khô ở bước 1, ta tiếp tục sơn tiếp lần 2 cho bề mặt gỗ.
Bước 4: Thực hiện sơn màu
Gỗ phơi khô ở bước 3, dùng giấy nhám trà nhám nhẹ lên bề mặt cho mịn, thổi sạch bụi tiến hành sơn màu cho bề mặt gỗ bằng chổi hoặc máy phun sơn. Sau đó để cho khô.
Bước 5: Dặm màu và phun sơn bóng
Sau khi lớp sơn màu đã khô dùng giấy nhám vuốt nhẹ lên bề mặt gỗ, thổi sạch sau đó dặm vào những điểm màu nhạt hơn cho đều. Sau đó tiến hành phun lớp bóng cho bề mặt. Đề cho khô là hoàn thiện.
Bề mặt sơn Bệt ( thường làm trên cốt gỗ MDF chống ẩm)
Sơn bệt là loại sơn dùng để xử lý bề mặt gỗ, làm mất đi các đường vân gỗ cũng như màu sắc ban đầu của gỗ dù là gỗ công nghiệp hay là gỗ tự nhiên, đồng thời giúp cho bề mặt gỗ phẳng mịn và bền hơn.
Sử dụng sơn bệt, bạn có thể lựa chọn bất cứ tông màu nào để sơn cho sản phẩm nội thất như trắng , xanh, xám , ghi, đen, đỏ, vàng,…nhờ vậy, khả năng đa dạng hóa sản phẩm nội thất được nâng cao, có thể sử dụng cho mọi không gian như phòng bếp, phòng khách, phòng ngủ,..
Ưu và nhược điểm của sơn bệtƯu điểm :
– Có khả năng làm mất đi màu và vân gỗ nguyên bản ban đầu, giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn
– Phù hợp mọi phong khách thiết kế từ cổ điển đến hiện đại.
Nhược điểm :
- So với sơn PU thì quy trình sơn kỳ công hơn.
- Để hoàn thiện sơn bệt cho một sản phẩm đòi hỏi hệ thống máy móc hiện đại, đặc biệt sự tỉ mỉ kinh nghiệm của người thợ thủ công.
Quy trình sơn tiêu chuẩn cho sản phẩm nội thất của Seiko
Gồm 6 bước
Bước 1 : Xử lý bề mặt
Trước khi sơn sản phẩm thì cần phải dùng giấy giáp trà nhám mặt gỗ và dặm vào những chỗ bị khiếm khuyết để bề mặt được phẳng đẹp đều, đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
Bước 2: Bột bả và lau màu
Kết thúc bước 1, người thợ sẽ bả bột lên bề mặt gỗ nhằm mục đích bịt kín các ghim gỗ và loại bỏ khả năng thấm nước của gỗ.
Bước 3: Sơn lót lần 1
Hoàn thiện bước 2, người thợ dùng súng phun sơn để phun lớp sơn lên bề mặt khoảng 3 lượt. Sau đó đem phơi cho khô.
Bước 4: Sơn lót lần 2
Sản phẩm được phơi khô sau khi sơn lót lần 1, lại được mang vào xử lý tiếp. Dùng giấy nhám trà nhám lại lên bề mặt gỗ.Thổi sạch bụi. Sau đó, dùng súng phun sơn phun lên bề mặt gỗ lần 2 ( 3 lượt).Rồi mang đi phơi cho khô.
Bước 5: Phun màu
Sản phẩm sau khi được phơi khô, mang vào dùng giấy nhám trà nhám lại bề mặt thật kỹ, đạt đến độ mịn cao ưng ý. Thổi sạch bụi trên bề mặt, rồi dùng súng phun sơn phun màu cho bề mặt gỗ. Sau đó mang đi phơi.
Bước 6: Dặm và phun bóng hoàn thiện
Phơi khoảng 1 giờ đồng hồ thì lớp màu đã khô, mang vào dùng giấy nhám trà nhẹ qua 1 lượt rồi thổi sạch bụi. Sau đó dặm lại màu nhưng điểm chưa đồng nhất. Để tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm nội thất, người thợ sẽ phun lên bề mặt gỗ một lớp sơn bóng. Mang sản phẩm đi phơi 10 tiếng.Sau đó đóng gói hoàn thiện.
Hiện nay, các mẫu tủ bếp rất được ưa chuộng gia công bằng sơn bệt. Sản phẩm có màu sắc đẹp, ấn tượng, độc đáo, bề mặt bóng mịn mang đến không gian hiện đại tiện nghi.
Xem thêm: nội thất phòng bếp
Từ những phân tích từ cấu tao đến ưu nhược điểm của từng chất liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp. Seiko Furniture hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn chất liệu phủ bề mặt lên cốt gỗ phù hợp không gian và mục đích sử dụng gia đình mình!
Seiko vina – Kiến tạo không gian sống
Văn phòng, showroom: 32 Phan Chu Trinh – Phường Khai Quang – Thành Phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Xưởng sản xuất: KHC 16 – Phường Liên Bảo – Thành Phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Hotline: 0964.864.455 hoặc 0989.504.188
Website: nội thất Seiko Furniture